Phân biệt giữa JIT và JIC

Just-In-Time (JIT) và Just-In-Case (JIC) là hai chiến lược quản lý hàng tồn kho quan trọng trong kinh doanh hiện đại. Dưới đây là sự phân biệt giữa chúng:

Phân biệt giữa JIT và JIC
Phân biệt giữa JIT và JIC

Just-In-Time (JIT)

Just-In-Time là một phương pháp quản lý hàng tồn kho mà hàng hóa được giao đúng lúc khi cần thiết, không quá sớm hoặc quá muộn.
Ưu điểm của JIT bao gồm giảm lãng phí, tối ưu hóa quá trình sản xuất và giảm chi phí lưu kho.
Tuy nhiên, điểm yếu của JIT là sự cần thiết phải hoạch định chính xác và không có độ linh hoạt cao khi có sự cố xảy ra.

Just-In-Case (JIC)

Just-In-Case là chiến lược dự trữ hàng tồn kho để đối phó với các tình huống không mong muốn như tăng cầu đột ngột hoặc ngừng sản xuất.
Ưu điểm của JIC là giúp giảm rủi ro thiếu hàng và đảm bảo sẵn sàng đối mặt với các tình huống khẩn cấp.
Tuy nhiên, JIC có thể dẫn đến lãng phí và tăng chi phí lưu kho.

Phân biệt giữa JIT và JIC
Phân biệt giữa JIT và JIC

Phân biệt cách sử dụng 2 chiến lược

Điểm khác biệt giữa Just in Time and Just in Case (JIT và JIC)

Just-in-Time Just-in-Case
Mức tồn kho Mức tồn kho chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất hoặc bán hàng tức thời. Tích trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho để tránh tình trạng “cháy hàng” khi nhu cầu tăng đột biến hay khi nhà cung cấp cung ứng chậm trễ.
Chi phí Tập trung vào việc sử dụng vốn sản xuất hiệu quả, kinh tế, giảm tối thiểu mức tồn kho. Đầu tư nhiều vốn hơn cho việc tích trữ nguyên vật liệu, sản xuất lượng hàng nhiều hơn với nhu cầu thực tế.
Khả năng tự ổn định trước các diễn biến khách quan Khả năng tự ổn định thấp, đòi hỏi nguồn cung – cầu luôn ổn định và phải dự đoán, lên kế hoạch chính xác cho việc sản xuất. Khả năng tự ổn định cao trước các tình trạng không ổn định về cung – cầu.
Quy tắc sản xuất và chuỗi cung ứng Áp dụng quy tắc Kéo: Nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra phiếu mua nguyên vật liệu, nhập kho và yêu cầu sản xuất tương ứng. Áp dụng quy tắc Đẩy: Các yêu cầu sản xuất và mua nguyên vật liệu không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của khách hàng.

Just in Time và Just in Case, DN nên chọn mô hình nào?

Nhìn vào bảng so sánh trên, dễ thấy việc lựa chọn chiến lược sản xuất và tồn kho phù hợp phụ thuộc rất nhiều vào đặc thù của doanh nghiệp và ngành. Điển hình, Just-in-Time sẽ phù hợp hơn cả với các doanh nghiệp có khả năng dự đoán chính xác nhu cầu người tiêu dùng, cũng như có nguồn cung ổn định, đáng tin cậy.

Trong khi đó, chiến lược phòng bị Just-in-Case có khả năng đáp ứng các yếu tố ngoại cảnh có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp, như độ tin cậy của nhà cung cấp, các vấn đề về thời tiết, giao thông, giá nhiên liệu, đơn đặt hàng bất ngờ,…Just-in-Case có tác dụng giữ cho hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, nhất là trong giai đoạn hồi phục kinh doanh hậu COVID-19. Thực tế, Doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng một “nguyên tắc lai” – vừa duy trì mức tồn kho vừa đủ để phòng ngừa các tình cảnh đột xuất, vừa đảm bảo tối ưu hóa nguồn vốn sử dụng cho sản xuất và lưu kho.

Xem thêm: